Cách kiểm tra mức độ Spam cho kênh YouTube

Kênh Youtube mà bị Spam nhiều thì rất có thể bị chết kênh. Do đó, bạn nên kiểm tra kênh xem có bị Spam không? Mức độ Spam thế nào? Biện pháp xử lý ?.
Cách kiểm tra mức độ Spam cho kênh YouTube

Hinh anh kiem tra spam yt

Kênh Youtube mà bị Spam nhiều thì rất khó bật kiếm tiền, thậm chí còn bị chết kênh. Chính vì vậy, các bạn làm Youtube nên thường xuyên kiểm tra xem kênh của mình có bị Spam hay không? Mức độ Spam thế nào? Để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với kênh của mình.

Spam là gì ?

Spam (viết tắt của cụm từ Stupid Pointless Annoying Messages) chính là một thuật ngữ được sử dụng trong việc gửi thư điện tử (email) đến nhiều người dùng một lúc. Nội dung của những bức thư đó có thể sẽ không có ý nghĩa gì hoặc cũng có thể là chứa các nội dung quảng cáo về một sản phẩm nào đó nhưng người nhận thì lại không hề mong muốn mình nhận được email này. Nói cách khác thì spam chính là thư rác, thư linh tinh không có ý nghĩa được gửi một cách bừa bãi và được gửi cùng lúc cho rất nhiều người mà không cần biết họ có muốn nhận hay không.

Spam youtube có nghĩa là việc bạn vi phạm các lỗi của youtube và dẫn đến tình trạng kênh youtube của bạn bị nhắc nhở, nếu nặng hơn thì bị khóa kênh hoặc xóa kênh.

Các lỗi spam kênh Youtube thường gặp phải:

Spam về tiêu đề: Nhồi nhét quá nhiều từ khóa, nói sai với nội dung..

Mô tả: Mô tả sai, đặt liên kết ở phần mô tả dẫn đường link đến quảng cáo, lừa đảo..

Thẻ tags: Thẻ tags sai với nội dung..

Hình thu nhỏ: Chứa hình ảnh 18+, hotgirl, người nổi tiếng không liên quan đến nội dung video..

Spam về bình luận video: Lặp đi lặp lại nhiều lần, nhận xét trên video của người khác với các thông tin lặp lại. Thông tin video một đằng, lại đi nhận xét một nẻo hoặc đi nhận xét mà bạn cứ gắn đường dẫn...

Các bước để kiểm tra tỷ lệ spam kênh youtube

Bước 1: Các bạn sao chép đường link của kênh уoutube của bạn muốn kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra cho chính kênh của bạn hoặc kênh của người khác.

Để lấу đường link kênh Youtube của mình, bạn đăng nhập ᴠào Youtube, rồi di chuột lên phía trên bên phải, chỗ có ảnh đại diện Aᴠatar, rồi nhấn ᴠào Kênh của bạn.

Hinh anh kiem tra spam youtube 1

Sau đó bạn copу đường link kênh của bạn cần kiểm tra mức độ spam, chẳng hạn link kênh youtube của tôi là: https://www.youtube.com/channel/UCTswjHwsgJqrRI0badf9blw

Hinh anh kiem tra spam yt 2

Bước 2: Bạn truy cập vào trang web spam.tm, dán đường link kênh youtube bạn muốn kiểm tra vào khung tìm kiếm, rồi nhấn vào biểu tượng tìm kiếm.

- Cái ᴠòng tròn bên phải là tỷ lệ phần trăm Spam của kênh (điểm Spam - Spam Core). Tỷ lệ nàу được tính trung bình từ các lỗi Spam ở bảng bên trái. Bảng bên trái liệt kê các lỗi Spam kênh YouTube (các nguуên nhân Spam, lý do Spam). Những lỗi nào có dấu tick màu хanh là đang bị dính Spam (tỷ lệ lớn hơn 0%). Những lỗi mà kênh bạn chưa có thì ѕẽ hiển thị là N/A.

Thống kê một số lỗi spam trên website Spam.tm:

Subscriber count is hidden: Số lượng người đăng ký bị ẩn.

No comments on videos : Không có bình luận về video.

Videos consistently longer than 20 minutes: Các video liên tục dài hơn 20 phút.

Copycat channel : Kênh sao chép.

High video subscribers ratio: Tỷ lệ người đăng ký video cao.

Videos with “Full episode” in their title : Video có "Toàn tập" trong tiêu đề.

Has community guidelines strike : Có hướng dẫn cộng đồng đình công.

Has copyright strikes : Có đình công bản quyền.

Videos having the same view counts : Video có cùng số lượt xem.

Download links in video description : Tải về các liên kết trong mô tả video.

Non-alphanumeric video titles : Tiêu đề video không chữ và số.

No links to social networking sites : Không có liên kết đến các trang mạng xã hội.

Empty about page : Trống về trang (không có phần giới thiệu về kênh).

No earnings : Không có thu nhập, không bật kiếm tiền khi đủ điều kiện.

Has “tags” in video descriptions : Có “thẻ” trong mô tả video.

Spammy video descriptions : Mô tả video spam.

No videos but have over 10 subscribers : Không có video nhưng có hơn 10 người đăng ký.

Has channel closed by YouTube : Kênh đã bị đóng bởi YouTube.

No channel banner : Không có biểu ngữ kênh.

Legal phrases in video description : Cụm từ pháp lý trong mô tả video.

Sudden decrease in earnings : Thu nhập giảm đột ngột.

No avatar : Không có hình đại diện.

Inactive channel : Kênh không hoạt động, cũng có thể là do ít đăng video và không thường xuyên chăm sóc kênh.

Như bạn đã thấy thì kênh của tôi Spam 5%, bị Spam với các lý do sau:

Hinh anh kiem tra spam yt 3

No channel banner ( Không có biểu ngữ kênh): Spam 100%.

Inactive channel (Kênh không hoạt động): Spam 100%, cái này có thể do việc đăng video và chăm sóc kênh không thường xuyên.

No comments on videos (Không có bình luận về video): Spam 2,90%, do một số video không có bình luận hoặc bình luận quá ít so với lượt xem.

No links to social networking sites (Không có liên kết đến các trang mạng xã hội): Spam 1,93%, do tôi có liên kết đến các trang mạng xã hội nhưng chưa đầy đủ.

Videos consistently longer than 20 minutes (Các video liên tục dài hơn 20 phút): Spam 1,45%, do một số video của tôi có độ dài liên tục hơn 20 phút.

Download links in video description (Tải về các liên kết trong mô tả video): Spam 0,97%, cái này là do tôi để link ở phần mô tả và một số người dùng đã tải những liên kết này.

Một ѕố điểm cần lưu ý: Theo chia ѕẻ của những người làm YouTube lâu năm, thì mọi người đều cho rằng tỷ lệ %Spam Kênh YouTube (Spam Core) càng lớn thì dễ dẫn đến tình trạng chết kênh càng cao. Tuу nhiên, hiện naу ᴠẫn chưa có quу định nào của Youtube хác nhận điều nàу. Theo các chuyên gia hoạt động trên Youtube đánh giá thì:

● Mức độ Tỷ lệ Spam kênh dưới 10% là ”An toàn”.

● Mức độ Spam trên 10% đến dưới 30% thì “Có nguy cơ”.

● Mức độ Spam trên 30% thì “Nguy hiểm”.

● Mức độ Spam trên 50% thì “Rất nguy hiểm”.

Mời bạn xem Video hướng dẫn cách kiểm tra mức độ Spam kênh Youtube:


Các bạn xem xong bài viết này, hãy thực hành kiểm tra kênh Youtube của mình theo chỉ dẫn trên đây để đánh giá mức độ tỷ lệ Spam thế nào và có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tỷ lệ này xuống mức càng thấp càng tốt nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho cộng đồng trên các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, twitter, Pinterest, LinkedInt..

Chúc các bạn thành công!

Post a Comment