Trí tuệ cảm xúc là gì ? Làm thế nào để cải thiện và nâng cao chỉ số EQ ?

Trí tuệ xúc cảm là chỉ số mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người.
Trí tuệ cảm xúc là gì ? Làm thế nào để cải thiện và nâng cao chỉ số EQ ?

 


Khái niệm EQ là gì ?

EQ là thuật ngữ được viết tắt từ một tên tiếng anh đầy đủ là Emotional Intelligence Quotient, tức chỉ số trí tuệ cảm xúc.

Theo Wikipedia: Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence quotient - EQ) là chỉ số mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

Mô hình giới thiệu bởi Daniel Goleman tập trung về Trí tuệ xúc cảm như là mảng sâu rộng các năng lực và kỹ năng điều khiển hiệu suất lãnh đạo. Mô hình của Goleman phác thảo 04 cách xây dựng Trí tuệ xúc cảm chính:

Tự nhận thức - khả năng đọc các cảm xúc và nhận ra ảnh hưởng của họ khi sử dụng cảm nhận Gut để hướng đến các quyết định.

Tự quản lý - bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh.

Nhận thức xã hội - khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác khi nhận thức mạng xã hội.

Quản lý mối quan hệ - khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng khác khi quản lý xung đột.

Goleman bao hàm một tập các năng lực cảm xúc bên trong mỗi cách xây dựng Trí tuệ xúc cảm. Các năng lực cảm xúc không phải là các tài năng bẩm sinh, mà là các khả năng học được, phải được đào tạo liên tục, phát triển và đạt đến hiệu năng nổi trội. Goleman thừa nhận rằng các cá thể được sinh ra với các Trí tuệ xúc cảm chung có khả năng xác định được các khả nãng tiềm tàng cho việc học hỏi các kỹ năng xúc cảm.

Một người có EQ cao có thể dễ thấu hiểu tính cách, động lực của người khác, từ đó biết cách ứng xử phù hợp. EQ được biểu hiện qua một số đặc tính quan trọng:

  Đồng cảm: người có EQ cao thấu hiểu được cảm nhận của người khác.

  Kỹ năng xã hội: người có EQ cao dễ dàng giao tiếp rõ ràng và có thể truyền cảm hứng cũng như thuyết phục người khác.

  Khả năng tự nhận thức: người có EQ cao tự nhận thức rõ được suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của mình.

  Khả năng tự kiểm soát: người có EQ cao tự điều chỉnh được cách bản thân hành xử trong các tình huống sao cho phù hợp và tích cực nhất.

Có trí tuệ cảm xúc cao đem lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  Cải thiện giao tiếp

   Giảm căng thẳng

  Các mối quan hệ tốt đẹp hơn

  Tăng cơ hội công việc

  Dễ thăng tiến trong công việc

Làm thế nào để cải thiện EQ?

Ngoài thắc mắc, EQ là gì thì nhiều bạn còn mong muốn được chia sẻ về những phương pháp giúp nâng cao chỉ số EQ. Thực tế, chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người có thể được cải thiện dựa trên tính khả biến của thần kinh. Sau đây là cách góp phần hỗ trợ nâng cao EQ của mình:

Nhìn lại chính mình, nhận diện cảm xúc và xem xét lại những giá trị của bản thân.

Thực hiện những bài tập hít thở đúng cách, giúp nâng cao khả năng tập trung của não.

Luôn mỉm cười và học hỏi những người bạn có dịp tiếp xúc.

Tạo điều kiện kỹ năng lắng nghe được phát huy.

Xây dựng và duy trì lối sống, tinh thần tích cực.

Quan sát mọi người, ngôn ngữ cơ thể của họ và đặt mình vào hoàn cảnh người khác

Luôn tiếp thu những góp ý, phê bình của người khác để cải thiện bản thân.

Cho bản thân cơ hội để trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng chỉ huy, lãnh đạo.

Điều chỉnh cảm xúc ở mức cân bằng.

Luôn rèn luyện khả năng thấu cảm trước những cảm xúc, tâm tư của người khác.

Kết luận:

Với những thông tin trên đây, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số EQ là gì? Ngoài ra, các bạn cũng được gợi ý một số phương pháp giúp cải thiện và nâng cao trí tuệ cảm xúc.

Mời các bạn tham khảo một số bộ sách hay liên qua đến trí tuệ cảm xúc EQ:



Post a Comment